Việc ứng dụng băng tải cao su chịu nhiệt trong quy trình sản xuất và vận chuyển các vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Vậy nó có cấu tạo như thế nào, sở hữu những ưu điểm gì nổi bật mà lại được ưa chuộng nhiều đến thế? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Băng tải cao su chịu nhiệt là gì?
Đây là hệ thống băng tải chuyên dùng cho việc vận chuyển những nguyên vật liệu có nhiệt độ cao trong ngành xây dựng. Nếu sử dụng các loại băng tải phổ thông thì khi nhiệt độ vật liệu vượt quá mức cho phép sẽ gây ra nguy hiểm và làm hư hại nghiêm trọng tới máy móc, thiết bị. Nói tóm lại, băng tải cao su chịu nhiệt đã giúp cho quá trình trên diễn ra một cách thuận lợi, vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí hơn.
Cấu tạo băng tải cao su chịu nhiệt
Về cơ bản, các mẫu hệ thống băng tải cao su chịu nhiệt hiện nay có cấu tạo tương đối giống nhau. Chúng sẽ bao gồm những bộ phận cơ bản sau:
- Dây băng tải: làm bằng cao su có khả năng chịu nhiệt tốt.
- Bề mặt băng tải: thường làm bằng cao su EPDM của Đức sản xuất.
- Động cơ: hãng Nhật Bản, Italia,…
- Con lăn đỡ: bằng thép mạ kẽm hoặc inox, với kích thước đường kính phổ biến như 32mm, 38mm, 50mm, 60mm.
- Cơ cấu truyền động: bằng nhông nhích hoặc đai.
- Rulo kéo: làm bằng thép mạ kẽm, inox, với kích thước đường kính thông dụng như 89mm, 102mm, 133mm.
- Động cơ kéo: sử dụng động cơ giảm tốc có công suất từ 0,4KW đến 3,2KW.
Phân loại băng tải cao su chịu nhiệt
Hiện nay có khá nhiều mẫu mã băng tải cao su chịu nhiệt khác nhau, khách hàng cần cân nhắc thật kĩ độ tiếp xúc của bề mặt dây với nguyên vật liệu để đưa ra lựa chọn chính xác. Sau đây là 4 phân loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay:
- Loại 1: khả năng chịu nhiệt nhỏ hơn 100 độ C. Nếu ứng dụng ngắn hạn có thể lên đến 150 độ C.
- Loại 2: nhiệt độ thử nghiệm nhỏ hơn 125 độ C. Ứng dụng ngắn hạn thì khả năng chịu nhiệt là 170 độ C.
- Loại 3: Nhiệt độ thử nghiệm nhỏ hơn 150 độ c. Khả năng chịu nhiệt cao nhất khi ứng dụng ngắn hạn là 200 độ C.
- Loại 4: khả năng chịu nhiệt nhỏ hơn 175 độ C. Nhiệt độ hoạt động cao nhất khi ứng dụng ngắn hạn là 230 độ C.
Ưu điểm nổi bật và ứng dụng của băng tải cao su chịu nhiệt
Băng tải cao su chịu nhiệt có những ưu điểm nổi bật dưới đây:
- Có thể ứng dụng trên mọi địa hình và khoảng cách.
- Cấu tạo đơn giản, dễ dàng lắp đặt.
- Vừa giúp tiết kiệm chi phí nhân công vừa giảm thời gian luân chuyển nguyên vật liệu và nâng cao hiệu suất làm việc.
- Dây băng tải có sự kết dính cao giữa các lớp nên ít xảy ra hiện tượng phân tách trong khi hoạt động.
- Khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn tốt suốt thời gian dài sử dụng.
Từ những ưu điểm nổi bật trên mà băng tải cao su chịu nhiệt thường được ứng dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp sau: khai thác khoáng sản, nhà máy nung quặng, than nung, chuyển tải clinker, sản xuất xi măng, gạch, ngói, gang thép, phân bón, hóa chất và dạng vật liệu có nhiệt độ cao.
Lời kết
Trên đây là bài viết chi tiết về băng tải cao su chịu nhiệt. Hy vọng qua những thông tin đó, bạn đọc đã hiểu rõ hơn và lựa chọn chính xác loại băng tải phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nếu cần tư vấn thêm, xin quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Multichem qua số hotline: 028 3551 3579.