Keo công nghiệp thường được các doanh nghiệp ứng dụng trong các ngành nghề mỹ nghệ, chế tạo máy….. Tuỳ mỗi loại keo sẽ có những đặc tính riêng biệt về độ nhớt, độ kháng nước, độ kết dính …. Bài viết sau sẽ giúp bạn phân biệt các loại keo dán công nghiệp phổ biến trên thị trường.
Keo công nghiệp là gì?
Keo công nghiệp là loại hỗn hợp dung dịch hoá học ở dạng keo của các polime tạo màng. Có thể đông cứng khi dát thành lớp mỏng và liên kết các vật liệu lại với nhau
Thành phần của các loại keo dán công nghiệp
Keo công nghiệp được hình thành từ những chất cơ bản sau:
- Chất tạo màng: Đây là thành phần cơ bản của hỗn hợp keo công nghiệp. Chất tạo màng quyết định độ kết dính, tính cố kết và đặc tính đặc trưng cơ bản của mỗi loại keo khác nhau
- Dung môi: được dùng để hoà tan chất tạo màng, giảm độ nhớt của keo như cồn, axeton, benzen, xăng…
- Chất làm dẻo: Giảm độ co của keo và tăng tính đàn hồi cho hỗn hợp. Ngoài ra chất làm dẻo còn giúp giảm cứng bên trong khi keo bị khô cứng.
- Chất xúc tác đông cứng: được dùng để chuyển keo từ dạng màng sang dạng cứng ổn định tăng độ bền và tính ổn định cho hỗn hợp keo. Chất đông cứng phụ thuộc vào chất tạo màng
- Chất độn: có tác dụng làm giảm độ co màng của keo tản nhiệt. Tăng độ bền vị trí dán giảm hiện tượng trượt hai bề mặt thi công, tăng độ chính xác của kết cấu và giảm giá thành vật liệu keo
Phân loại các loại keo dán công nghiệp
1. Keo PVAC
Keo PVAC được biết là một trong các loại keo dán công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay. Cấu tạo từ thành phần chính là nhựa Polyvinyl Acetate không chứa chất formaldehyde và kim loại nặng. Keo thường có màu trắng sữa, độ nhớt giao động từ 1000 cps đến 4500 cps. Keo có thể thi công bằng tay và không cần có chuyên môn kỹ thuật cao để thực hiện. Keo dán công nghiệp PVAC được ứng dụng để dán thùng carton, giấy duplex ống giấy, keo dán gỗ…
Ưu điểm của keo PVAC
- Không mùi, không độc
- Bám dính tốt, khi khô bám dính rất chắc.
- Phù hợp với những nơi có điều kiện sản xuất trong môi trường khí hậu khắc nghiệt
- Tính ổn định cao
- Dễ tan trong nước nên dễ tẩy rửa
Hạn chế:
- Dễ bị giòn, bung ra khỏi bề mặt cần thi công trong môi trường ẩm ướt
- Không phù hợp với điều kiện thi công có nhiệt độ quá cao trên 50 độ C. Không chống cháy nổ
2. Keo HOTMELT
Keo HOTMELT hay còn gọi là keo nhiệt, chứa thành phần chính là các loại nhựa nhiệt dẻo. Ở nhiệt độ bình thường keo tồn tại ở trạng thái rắn, khi sử dụng bạn cần gia nhiệt để keo chuyển từ dạng rắn sang thể lỏng sau đó thi công lên bề mặt cần gia cố. Tuỳ vào các loại bề mặt khác nhau mà bạn cần lựa chọn loại keo hot melt thích hợp
Đặc điểm:
- Tạo kết dính nhanh, chất lượng keo ổn định
- Có thể sử dụng cho các loại máy tự động và bán tự động
- Mùi nhẹ, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng
- Ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp như: Thủ công mỹ nghệ, ngành gỗ, dán nhãn, giày da…
3. Keo ACRYLIC
Keo ACRYLIC cấu tạo từ nguyên liệu chính là nhựa acrylic polyme có khả năng bảo vệ tổng hợp. Loại keo này có thể kết dính với nhiều loại vật liệu trám khe hở, vết nứt trên tường, móng nhà….Thời gian khô của keo phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ của môi trường thi công
Đặc tính của keo ACRYLIC:
- Linh hoạt, dễ bơm, trét và thi công trên bề mặt và khe tường
- Thời gian khô nhanh chóng
- Khi về trạng thái rắn keo có độ cứng cao dễ làm mịn bằng các loại đá mài thông thường
- Độ sáng bóng bề mặt cao
- Khả năng ngăn nước tuyệt vời
- Chịu nhiệt từ -10 độ C đến 80 độ C. Thích hợp thi công trong nhà
- Kháng bụi, kháng nấm tốt
- Độ lún và độ co dãn nhỏ
4. Keo PU
Keo PU là hỗn hợp keo từ phản ứng giữa glycol và isocyanate, có tính chống ẩm và chịu ăn mòn tốt. Keo Pu được sử dụng phổ biến trong việc bọc các trục máy ngành in, thép, dệt, nhuộm và sản xuất giấy. Ngoài keo PU còn được ứng dụng để làm đệm, làm kín các vết nứt bê tông, vữa đường hầm, hầm ngầm và tường cọc.
Đặc điểm của keo PU
- Không bị co rút
- Hiệu quả chống thấm tương đối tốt
- Chống kiềm và acid nhẹ
- Khả năng kết dính tốt
- Khả năng cách âm tuyệt vời
5. Keo epoxy
Keo epoxy là loại keo được tạo nên từ phản ứng Polyme hoá giữa hai thành phần là nhựa resin và chứng làm cứng hardener. Khi pha trộn nhựa resin với chất xúc tác phù hợp quá trình khô sẽ được diễn ra. Mối liên kết cộng hoá trị giữa hai thành phần chính là nhựa resin và chất làm cứng hardener sẽ quyết định sự bền bỉ, khả năng kết dính của keo epoxy
Ứng dụng của keo Epoxy:
- Sử dụng trong công nghiệp sơn phủ bảo vệ. Đặc biệt sử dụng trong việc bảo vệ đường ống dẫn dầu, bồn chứa, phi đựng hóa chất
- Sơn tàu thuỷ, các công trình ngoài biển, sơn lót ô tô, xe gắn máy
- Sửa chữa kim loại, băng tải cao su
- Dán sàn bê tông , đá hoa cương, gạch….
Trên đây là một số thông tin về các loại keo dán công nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Multichem hiện phân phối chính hãng các dòng keo công nghiệp mà khách hàng có thể quan tâm như Keo Devcon dán sắt thép, keo sửa chữa kim loại, keo sửa băng tải….. Liên hệ ngay số hotline: 028 3551 3579 hoặc email: sales@multichem.com.vn để được tư vấn chi tiết từng sản phẩm cũng như chính sách bán hàng của chúng tôi