Chống ăn mòn đường ống: Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh

Home - Case Study - Chống ăn mòn đường ống: Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh

Hiện tượng ăn mòn đường ống đang xảy ra khá phổ biến hiện nay. Điều này đã gây ra không ít khó khăn và thiệt hại nặng nề về kinh tế. Vậy nguyên nhân gây ra sự việc do đâu? Biện pháp chống ăn mòn đường ống nào đang được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn ở bài viết này. 

Nguyên nhân gây ăn mòn đường ống

Để có biện pháp chống ăn mòn đường ống hiệu quả thì trước tiên bạn phải tìm hiểu rõ nguồn cơn của vấn đề. Vậy nguyên nhân do đâu, điều kiện tạo phản ứng là gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời ngay bây giờ. 

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, cộng thêm đường bờ biển kéo dài nên đã tạo môi trường lý tưởng cho việc mòn kim loại với tốc độ cao. Sau đây là các điều kiện cần – đủ gây ra hiện tượng:

  • Tác nhân chính là sự góp mặt của cả 2 yếu tố nước và oxi. 
  • Thiết bị đường ống làm bằng thép (Fe-C) tiếp xúc với nước (hoặc hơi nước) và khí oxi dẫn đến phản ứng:

3Fe + 4H2O = Fe3O4 (gỉ sắt) + 4H2↑

3Fe + 2O2 = Fe3O4 (gỉ sắt)

Hoặc gây phản ứng oxi hóa khử trong môi trường chất điện li (đất mang điện trở thấp, axit, kiềm, muối,..) tạo ra Fe3O4nH2O ( gỉ sắt). Quá trình này sẽ sản sinh dòng điện ăn mòn tốc độ cao.

  • Trong một số trường hợp, hiện tượng này có thể xảy ra mà không cần đến sự góp mặt của oxi. Đặc biệt là dạng ăn mòn sunfat. Nguyên tố lưu huỳnh được tạo bởi những vi sinh vật phân hủy tạp chất hữu cơ. 
Nguyên nhân gây ăn mòn đường ống

Phân biệt các dạng ăn mòn đường ống

Các dạng ăn mòn đường ống thường gặp hiện nay:

  • Ăn mòn diện rộng: tốc độ ăn mòn đồng đều trên tất cả các bề mặt, xuyên suốt chiều dài đường ống. Hiện tượng này thường xảy ra ở những đường ống lâu năm hoặc sử dụng lớp phủ bảo vệ kém chất lượng, tuổi thọ thấp và điều kiện môi trường. 
  • Ăn mòn cục bộ, rỗ: phản ứng ăn mòn tập trung từng điểm trên bề mặt ống. Nguyên nhân phần lớn là do chất lượng của lớp sơn phủ hoặc quá trình lắp đặt đã gây trầy xước. 
  • Ăn mòn dạng mài mòn hay bào mòn cơ học: xảy ra chủ yếu ở mặt trong đường ống. Các chất lỏng được vận chuyển chứa nhiều tạp chất tiếp xúc lâu ngày với bề mặt đường ống gây hiện tượng mài mòn. 
  • Ăn mòng dạng ứng suất: do quá trình đè nén, tải trọng nền đất, đá, cát,…làm biến dạng đường ống. Thêm vào đó là sự kết hợp của các tác nhân gây hại từ môi trường. 

Từ việc hiểu rõ các phân loại trên sẽ giúp ích hơn cho bạn trong việc chống ăn mòn đường ống. Bởi từng dạng sẽ tương ứng với tốc độ và tình trạng phản ứng khác nhau. Hãy đánh giá thật chính xác để có biện pháp xử lý hiệu quả nhất nhé.

Phân biệt các dạng ăn mòn đường ống

Sơn phủ – Phương pháp chống ăn mòn đường ống hiệu quả

Tình trạng ăn mòn đường ống gây ra rất nhiều tổn thất về kinh tế. Nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khác. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại lại đảm bảo đường ống được ổn định lâu dài thì chúng ta phải thực hiện cách phòng tránh tốt ngay từ ban đầu. Và sơn phủ chính là một trong những phương pháp hiệu quả nhất hiện nay mà bạn nên cân nhắc. 

Các yêu cầu về đặc tính của lớp phủ chống ăn mòn đường ống đạt tiêu chuẩn cụ thể như sau

  • Khả năng chống thấm nước, oxy,… vượt trội.
  • Khả năng cách điện và điện hóa tốt.
  • Độ bám dính cao với bề mặt đường ống.
  • Độ bền cơ học và hóa chất tuyệt vời, lâu dài theo thời gian.
  • Khả năng chịu va đập thoải mái.
  • Chống ăn mòn, trầy xước tốt,.. trước các tác nhân gây hại từ môi trường hay hoạt động vận chuyển, thi công, lắp đặt,…
  • Khả năng chống chọi lại những thay đổi của nền đất và ứng suất nhiệt hiệu quả.
  • Khả năng chống nứt cao. 
Sơn phủ - Phương pháp chống ăn mòn đường ống hiệu quả

Những loại lớp phủ dùng trong việc chống ăn mòn đường ống:

Lớp phủ nhựa than bitum: giá thành rẻ. Nhược điểm là độ bền thấp, chịu va đập kém, dễ trầy xước trong quá trình lắp đặt và chứa dung môi độc hại. Loại lớp phủ này đã ra đời từ lâu nhưng rất hạn chế hoặc ít được sử dụng nhất. 

Lớp phủ sơn gốc epoxy: ứng dụng phổ biến hiện nay, dễ dàng thi công. Nhược điểm là khả năng chịu va đập kém, giòn, nhanh nứt gãy, không bền khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Tuổi thọ trung bình từ 10 đến 15 năm.

Lớp phủ polyethylene jacketing: đây là phương pháp bọc quấn ngoài đường ống để lại nhiều mối nối, có thể bị trầy, rách, hỏng trong quá trình lắp đặt. Lớp phủ này sẽ mềm ở 80 độ C và nóng chảy khi gặp khoảng nhiệt từ 100 – 110 độ C. Ứng dụng khá hạn chế. 

Lớp phủ Polyurea: phổ biến nhất trên toàn thế giới khoảng kể từ 30 năm trở lại đây. Nó được dùng rộng rãi cho các hệ thống chống ăn mòn đường ống dẫn nước sạch, dầu, khí đốt, xả thải và ứng dụng công nghiệp khác. Đặc biệt sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn những loại lớp phủ đã đề cập trước đó. Cụ thể như sau:

  • Khả năng đóng rắn nhanh chỉ từ 10 đến 15 giây. 
  • Độ bám dính cao với bề mặt vật liệu đường ống thép, bê tông,..
  • Khả năng chống va đập, nứt, gãy cao.
  • Khả năng chống ăn mòn, oxy hóa tuyệt vời.
  • Độ bền kéo và đàn hồi tốt./
  • Giảm tổn thất thủy lực hiệu quả.
  • Hiệu quả kinh tế lâu dài, tuổi thọ cao, ít tốn kém chi phí sửa chữa. 
  • Khả năng kháng hóa chất mạnh như clorua, kiềm, axit,.. rất tốt.

Lời kết

Vừa rồi là những nội dung chi tiết về nguyên nhân và phương pháp phòng chống ăn mòn đường ống hiệu quả. Hy vọng bài viết đã cung cấp thật nhiều thông tin hữu ích đến bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 028 3551 3579.

Tin liên quan
slay (1)
slay
sua-chua-kim-loại-la-gi
Bài viết mới
nimatic-emulsion
Van trộn dầu pha nước tự động A900
he-thong-hut-khoi-han-la-gi2
Giải pháp hút khói hàn để làm việc an toàn và hiệu quả
boi0tron-bang-tai
Cách nhận biết băng tải hư hại cần sửa chữa