Hệ thống băng tải công nghiệp: Phân loại, cấu tạo và vận hành

Home - Case Study - Hệ thống băng tải công nghiệp: Phân loại, cấu tạo và vận hành

Hệ thống băng tải là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong dây chuyền sản xuất hiện đại. Nó giúp giảm thiểu sức lao động, nâng cao năng suất và tối ưu chi phí cho công ty. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng, hiểu đủ về thiết bị công nghiệp này. Vậy nên, ở bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cần biết liên quan đến hệ thống băng tải, gồm có: khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân loại…

Hệ thống băng tải là gì?

Hệ thống băng tải là một thiết bị xử lý vật liệu cơ khí dùng để đưa hàng hóa từ nơi này đến nơi khác trong đường dẫn được xác định trước. Nó giúp vận chuyển nhanh chóng và hiệu quả đối với nhiều loại vật liệu khác nhau, từ trọng lượng nhẹ, trung bình đến nặng hoặc thậm chí cồng kềnh cũng vô cùng dễ dàng. Hơn nữa, việc ứng dụng sản xuất dây chuyền bằng băng tải sẽ phần nào giảm đi nguy cơ gây chấn thương lưng, đầu gối, vai gáy cùng các bệnh lý khác liên quan tới tính mạng người lao động.  

Hệ thống băng tải là gì?

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống băng tải

Việc hiểu rõ cấu tạo cùng nguyên lý hoạt động của hệ thống băng tải sẽ giúp bạn vận hành một cách hiệu quả, nâng cao năng suất và tiết kiệm thời gian làm việc.   

Cấu tạo hệ thống băng tải

Hệ thống băng tải trong công nghiệp nói chung thường bao gồm các thành phần sau:

  1. Khung băng tải: được làm bằng chất liệu nhôm định hình, thép sơn tĩnh điện hoặc inox.
  2. Dây băng tải: dây PVC dày 2mm và 3mm hoặc dây băng PU dày 1.5mm.
  3. Động cơ truyền động có 2 loại phổ biến: 
  • Động cơ liền hộp giảm tốc với dải công suất từ 6W – 200W. 
  • Động cơ và hộp giảm tốc tách rời, dải công suất từ 0.2KW – 3.7KW.
  1. Bộ điều khiển băng chuyền: biến tần, sensor, timer, PLC,…
  2. Cơ cấu truyền động: rulo kéo, con lăn đỡ, nhông xích, puly dây đai,…
  3. Hệ thống bàn thao tác: làm bằng gỗ, thép hoặc inox, trên mặt có dán thảm cao su chống tĩnh điện. 
  4. Hệ thống đường khí nén và ổ cắm lấy điện cho các máy dùng trên băng chuyền. 
Cấu tạo hệ thống băng tải

Nguyên lý hoạt động

Hệ thống băng tải cao su trong công nghiệp hoạt động dựa theo nguyên lý cơ bản sau:

  • Sau khi bật nút khởi động, rulo chủ động sẽ quay và khiến cho băng tải di chuyển tịnh tiến nhờ lực ma sát. Nếu dây băng tải bị trùng, hãy điều chỉnh lại rulo bị động.
  • Khi đặt vật liệu, hàng hóa lên trên bề mặt băng tải thì chúng sẽ được vận chuyển nhờ vào chuyển động của dây băng tải. Để tránh dây bị võng, người ta sử dụng các con lăn đỡ đặt ở phía dưới bề mặt băng tải. Điều này cũng giúp làm giảm đáng kể lực ma sát trên đường đi của băng tải. 

Phân loại hệ thống băng tải thường dùng trong sản xuất

Việc lắp đặt và sử dụng hệ thống băng tải sẽ tùy thuộc vào vị trí, loại hình sản xuất và khoảng cách mà hàng hoá được di chuyển. Sau đây là một số loại băng tải thông dụng hiện nay:

  • Băng tải cao su: với bề mặt dây đai làm bằng cao su nên có khả năng chịu nhiệt tốt cùng sức tải lớn. Nó vận chuyển dễ dàng các loại vật liệu dạng cục nhỏ, dính ướt hay hàng hóa cồng kềnh nhưng lại không thể đi theo góc cong. Loại băng tải này được ứng dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất gạch, ngói, xi măng, khai thác khoáng sản, than đá,…
  • Băng tải xích: Bề mặt dây đai kết cấu dạng xích (có thể là xích inox, xích tấm hay xích nhựa) rất vững chắc, bền bỉ, ít trơn trượt. Nó được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành thực phẩm sản xuất đồ uống, bánh kẹo, nông sản, hải sản tươi sống,….
  • Băng tải con lăn: bao gồm nhiều con lăn liên kết với nhau để tạo thành một bề mặt nâng đỡ. Ưu điểm là độ bền cao, ít bị hao mòn và có thể vận hành tốt ngay cả trong môi trường hóa chất mạnh, nhiều bụi bẩn. Nó thường được dùng để vận chuyển các loại hàng hoá đáy bằng, cứng như thùng carton, đồ hộp,…
  • Băng tải đứng: hình dáng gần giống với thang máy, bao gồm một trục thẳng và các bàn đỡ bằng thép chạy dọc theo trục. Nó có thể chịu được trọng tải lớn, độ bền lâu dài. Đặc biệt hữu dụng ở những khu vực nhỏ hẹp giúp đưa hàng hóa lên trên cao, qua các tầng lầu hết sức dễ dàng. 
  • Băng tải linh hoạt: thiết kế bẻ cong (chuyển hướng sản phẩm từ 30 đến 180 độ) thuận tiện cho mọi loại địa hình, phù hợp với nhiều ngành sản xuất. 
  • Băng tải PVC: Bề mặt dây băng tải được phủ bằng nhựa PVC xen kẽ các lớp bố nên khả năng chịu lực cực tốt. Giá thành hợp lý, phù hợp với mọi quy mô sản xuất và chế biến của doanh nghiệp.  
  • Băng tải mini: kích thước nhỏ, chiều dài <5m, chiều rộng khoảng 300 – 1000mm. Năng suất đạt từ 30 – 150 m3/h, bề mặt làm từ vật liệu PVC nên chống nước, dầu mỡ tốt. Loại băng tải này gây ấn tượng nhờ kết cấu gọn nhẹ, tốn ít diện tích, dễ lắp đặt, giá thành rẻ và có thể tích hợp với các hệ thống sản xuất khác nhau. 
  • Băng tải Pallet: Dùng các pallet để sắp xếp và vận chuyển nhanh chóng những kiện hàng có số lượng lớn và trọng tải nặng. 

Lời kết

Trên đây là bài viết chi tiết về hệ thống băng tải trong công nghiệp. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu còn điều gì thắc mắc hay cần chúng tôi tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ qua hotline: 028 3551 3579.

Tin liên quan
slay (1)
slay
sua-chua-kim-loại-la-gi
Bài viết mới
ngăn chặn sự ăn mòn nồi hơi bằng hoá chất
Tại sao cần bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn bởi acid đậm đặc?
dau-nhiet-luyen-pha-nuoc-aqua-quench-3642
Ứng dụng của dầu nhiệt luyện pha nước trong chế biến sắt thép
QuakerHoughton-Rust-Veto-4214-1
Dầu chống rỉ 12 tháng Quakerhoughton: Đặc điểm nổi bật