Hóa chất tẩy rửa: đặc điểm, ứng dụng và lưu ý khi sử dụng

Home - Case Study - Hóa chất tẩy rửa: đặc điểm, ứng dụng và lưu ý khi sử dụng

Ngày nay, các loại hóa chất tẩy rửa đã trở nên quen thuộc và ngày càng đa dạng thể loại để đáp ứng nhu cầu của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hóa chất tẩy rửa là gì, các loại hóa chất tẩy rửa cũng như những ứng dụng, lưu ý khi sử dụng. Để giải đáp các vấn đề này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay sau bài viết dưới đây.

Hóa chất tẩy rửa là gì?

Hóa chất tẩy rửa là sản phẩm được tạo nên từ các chất hoạt động bề mặt có tính chất làm sạch ở trạng thái dung dịch loãng. Các loại hóa chất này được ứng dụng và tạo nên các sản phẩm làm sạch, ứng dụng vào công nghiệp cũng như đời sống sinh hoạt để lau sàn, rửa bát, giặt giũ, vệ sinh máy móc, dụng cụ sản xuất,…

Khi hòa tan trong nước, các hóa chất này sẽ làm giảm sức căng bề mặt giữa chất bẩn có tính dầu và nước. Nhờ đó vết bẩn được loại ra bề mặt bám dính một cách nhanh hơn.

Trong hóa chất tẩy rửa bao gồm hỗn hợp nhiều thành phần như chất hóa học, chất tẩy trắng,  chất ổn định, chất nhuộm màu,… để quá trình tẩy rửa mang lại hiệu quả cao nhất. Để phòng tránh việc ảnh hưởng tới sức khỏe khi sử dụng chất tẩy rửa, bạn nên sử dụng các bảo hộ như: khẩu trang, kính, găng tay,… để đảm bảo nhất.

Cấu tạo của chất tẩy rửa

Hóa chất tẩy rửa cấu tạo bởi các hợp chất hữu cơ, có tính phân cực và không phân cực với ba loại là Anion, Cation và không ion. 2 loại Anion và Cation có các điện tích âm hoặc tích cực vĩnh viễn, được gắn với các chuỗi CC không phân cực.

  • Chất tẩy rửa cation: sản sinh ion điện dương ở trong dung dịch.
  • Chất tẩy rửa anion: bao gồm xà phòng và phần lớn chất tẩy rửa tổng hợp hiện đại, sản sinh ra điện cực âm keo ion trong dung dịch.
  • Chất tẩy không ion: bao gồm một số nguyên tử có điện dương yếu và điện âm. Trong đó điện tử thu hút sức mạnh của các nguyên tử oxy.

Có một số chất tẩy rửa có thể làm từ nguyên liệu thiên nhiên, tuy nhiên hiện nay người ta thường dùng các loại nguyên liệu được sản xuất công nghiệp. Với các thành phần như dầu mỏ, hắc ín hoặc mỡ động vật, chất hoạt tính,…

Các thành phần này được nghiên cứu và tuân thủ quy định khi chế tạo, thêm hương liệu tạo mùi,… mới có thể trở thành chất tẩy rửa.

Cách hoạt động của hóa chất tẩy rửa

Để đánh bay các vết bẩn có trên các bề mặt, chất tẩy rửa sẽ trải qua 3 quá trình sau: 

1. Khi hòa tan với nước, dung dịch tẩy rửa sẽ làm độ căng của nước giảm xuống, để nước thấm sâu vào các chất bẩn

2. Sau khi thấm vào các vết bẩn, chất tẩy rửa sẽ loại bỏ chất bẩn ra bề mặt bám dính

3. Sau khi loại bỏ vết bẩn, bề mặt sẽ được phủ một lớp nhằm ngăn chặn vết bẩn bám vào bề mặt

Các loại hóa chất tẩy rửa và ứng dụng

Việc sử dụng chất tẩy rửa là rất cần thiết để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của con người trong sản xuất và đời sống. Giúp làm sạch mọi bề mặt từ nhựa, gỗ, vải, cho đến kính, sắt… Cụ thể có các loại hóa chất tẩy rửa như sau:

Hoá chất tẩy rửa trong công nghiệp

Đây là loại hóa chất tẩy rửa cực mạnh để có thể xử lý bề mặt kim loại, tẩy dầu mỡ công nghiệp, máy móc thiết bị,…

Đặc biệt đối với các sản phẩm kim loại, nếu xử lý bề mặt không sạch thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sau khi đánh bóng bề mặt. Vậy nên bước làm sạch bề mặt kim loại là cực kỳ quan trọng. Công đoạn tuy đơn giản nhưng ảnh hưởng lớn đến kết quả đánh bóng kim loại.

Hoá chất tẩy rửa sinh hoạt

Các chất tẩy rửa thường dùng trong gia đình như bột giặt, nước lau sàn, nước tẩy bồn cầu, nước rửa tay, rửa chén, dầu gội đầu, nước xả vải, … dưới dạng bột hoặc dung dịch đậm đặc. 

Có thể thấy đây đều là những loại hóa chất được ứng dụng phổ biến trong sinh hoạt.

Bên cạnh các chất tẩy rửa công nghiệp, con người còn dùng các nguyên liệu thiên nhiên như bồ kết, bồ hòn, tro bếp,… để làm sạch, góp phần thân thiện với môi trường.

Hóa chất tẩy rửa ô tô, xe máy

Sau một thời gian đi lại bằng ô tô, xe máy thì các phương tiện đều cần được vệ sinh để đánh bay bụi bẩn. Để vệ sinh một cách nhanh và sạch nhất thì cần sử dụng loại hóa chất phù hợp để đạt hiệu quả làm sạch cao, có mùi thơm và không gây hao phí nguyên liệu trong quá trình vệ sinh xe. 

Ngoài ra, khi sử dụng chất tẩy rửa, phương tiện còn có độ bóng cao, giảm bám bụi hơn. Đặc biệt là khả năng chống gỉ sét cho các linh kiện được làm bằng kim loại trên xe máy, ô tô.

Hóa chất tẩy rửa cặn đường ống

Sau khi sử dụng một thời gian, cáu cặn và rỉ sét hình thành và bám lên trên bề mặt ống, nồi hơi, tháp giải nhiệt làm giảm lưu lượng nước, giảm diện tích ống, làm tiêu tốn nhiên liệu. Với vấn đề này, các doanh nghiệp sẽ sử dụng chất tẩy rửa cáu cặn đường ống để có thể loại bỏ cặn lắng trong hệ thống đường ống.

Các lưu ý khi sử dụng chất tẩy rửa

Có thể thấy hóa chất tẩy rửa rất cần thiết trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên nếu con người sử dụng hóa chất không đúng cách, không tuân theo quy trình cũng như không có phụ kiện bảo vệ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như bị viêm da, dị ứng hay các bệnh nguy hiểm khác

Để không gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cần lưu ý những điều sau khi sử dụng chất tẩy rửa:

  • Đọc kỹ thông tin hướng dẫn sử dụng
  • Chuẩn bị đồ bảo hộ cần thiết khi phải tiếp xúc hóa chất tẩy rửa như quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang hay mặt nạ…
  • Tránh hóa chất dính vào da hoặc mắt, nếu không may bị dính hóa chất bạn cần rửa sạch nhanh nhất có thể.
  • Bảo quản hóa chất ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa tầm tay trẻ nhỏ

Trên đây là những kiến thức tổng quan về hóa chất tẩy rửa, cấu tạo, cơ chế hoạt động cũng như và những ứng dụng của chúng trong đời sống. Hy vọng những thông tin trên thật sự hữu ích với bạn.

Tin liên quan
slay (1)
slay
sua-chua-kim-loại-la-gi
Bài viết mới
dau-chong-ri-rust-veto-4214-cong-dung-va-luu-y-khi-lua-chon2
Dầu chống rỉ 12 tháng rust veto 377 là gì?
tim-hieu-ve-dau-mai-pha-nuoc-houghto-grind-502
Đánh giá chất lượng dầu mài pha nước HOUGHTO GRIND 50
may-hut-loc-mat-bun-kim-loai-la-gi
Ưu điểm của máy hút và lọc mạt bùn kim loại