Lò hơi đang được ứng dụng rất nhiều trong các hoạt động đời sống, dịch vụ, kinh doanh hay sản xuất công nghiệp hiện nay. Vậy cụ thể lò hơi là gì? Nó có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Lò hơi chia thành bao nhiêu loại? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết này.
Khái niệm lò hơi là gì?
Lò hơi hay nồi hơi công nghiệp là một thiết bị cung cấp nhiệt, hơi nước nóng cho các cơ sở kinh doanh, nhà máy sản xuất và xưởng chế biến. Nó được chế tạo bằng cách hàn những tấm thép dày với nhau. Chính vì thế mà có thể chịu đựng áp suất rất lớn từ vài đơn vị cho đến hàng trăm barg.
Lò hơi được phân thành nhiều loại khác nhau dựa vào lĩnh vực hoạt động, chế độ đốt nhiên liệu trong buồng lửa và hệ thống tuần hoàn nước. Một số lò hơi công nghiệp phổ biến hiện nay:
- Lò hơi ống lửa (Fire-Tube Boiler)
- Lò hơi ống nước (Water-Tube Boiler)
- Lò hơi tầng sôi (FBC Boiler)
- Lò hơi Ghi Xích (Chain Grate Boiler)
- Lò hơi điện
- Lò hơi đốt củi
- Lò hơi đốt than
- Lò hơi đốt trấu
- Lò hơi đốt gas, dầu DO và biomass
- Lò hơi dầu tải nhiệt
- Lò hơi công nghiệp đa năng
Cấu tạo của lò hơi
Cấu tạo chung của lò hơi công nghiệp thường bao gồm những bộ phận sau:
- Đầu đốt: nơi không khí được trộn lẫn vào nguồn nguyên liệu cháy.
- Buồng đốt: sinh nhiệt rất cao, có thể lên đến hàng trăm độ.
- Bộ trao đổi nhiệt: cho phép luồng nhiệt từ buồng đốt chuyển tới để làm nóng.
- Aquastar: bộ phận cảm biến của lò hơi. Nhận báo hiệu việc bắt đầu đốt hoặc dừng lại cho đầu đốt.
- Bể mở rộng: nằm bên ngoài lò hơi, có nhiệm vụ bảo vệ hệ thống giúp thiết bị không phải chịu áp lực quá mức.
- Van chảy ngược: thiết bị an toàn bậc nhất, cho phép nước chảy theo một hướng nhất định.
- Bơm tuần hoàn: có tác dụng đẩy nước nóng qua đường ống đi tới các bộ phận đích.
- Đường cung: đường ống dẫn nước nóng hoặc hơi tới những điểm phân phối.
- Các dòng trở lại: bộ phận đẩy nước nguội về lò hơi để tiến hành hâm nóng lại.
Nguyên lý hoạt động chung của lò hơi
Lò hơi công nghiệp có nguyên lý hoạt động chung khá đơn giản. Cụ thể là:
- Đầu tiên, nước sẽ được bơm hút tuần hoàn vào bể chứa và nồi hơi.
- Tiếp đến, bộ phận cung cấp nhiệt tiến hành đốt nhiên liệu cho tới khi đạt khoảng 2000 độ C thì dừng lại. Nước bắt đầu bốc hơi tạo thành hơi nóng rồi thông qua các đường ống để đưa nhiệt đến những thiết bị cần thiết.
- Sau đó, hơi nóng sẽ dần biến mất và ngưng tụ thành nước.
- Kết thúc quá trình, nước được đưa trở về bể chứa của lò hơi để làm nóng lại.
Nắm bắt được nguyên lý hoạt động trên sẽ giúp bạn vận hành lò hơi một cách hiệu quả, an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn. Bên cạnh đó cũng phòng tránh khỏi những nguy cơ gây hỏng hóc, cháy nổ hay nguy hiểm cho tính mạng người thực hiện.
Nhiên liệu sử dụng cho lò hơi
Những loại nhiên liệu thường được sử dụng cho lò hơi công nghiệp:
- Than: nguồn nhiên liệu cơ bản và tiêu chuẩn khi vận hành lò hơi. Hiện nay than được sử dụng chủ yếu dưới dạng cám vì có thể đốt cháy hoàn toàn. Còn nếu là dạng viên hay khối gạch thì sẽ bị nghiền thành bột trước rồi mới đem đốt trong lò hơi.
- Điện: có thể được dùng như một nguồn nhiệt bằng cách sử dụng các cuộn dây điện trở hoặc đơn vị điện cực. Phổ biến cho các lò nhỏ công suất thấp.
- Sinh khối (Biomass): tận dụng nguồn năng lượng từ các phế phẩm Nông-Lâm-Công nghiệp như trấu, vỏ hạt điều, bã mía, xơ dừa, mùn cưa, củi, gỗ,…
- Ga dầu và khí hóa lỏng: dầu DO, FO, LPG, LNG, CNG, Propan, khí tự nhiên (khí metan).
Ứng dụng lò hơi công nghiệp trong sản xuất
Lò hơi công nghiệp ứng dụng rộng rãi trong các ngành dệt, nhuộm, giặt là, hóa chất, chế biến thực phẩm và đồ uống, giấy, thức ăn chăn nuôi,…Bên cạnh đó, thiết bị cũng được dùng tại những khu nghỉ dưỡng, ứng dụng vào dịch vụ massage, xông hơi,…Ngoài ra, nó còn có thể kết hợp với tuabin để sản sinh ra điện năng phục vụ cuộc sống.
Lời kết
Trên đây là bài viết chi tiết về lò hơi là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của thiết bị trong đời sống, sản xuất như thế nào? Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích thật nhiều cho bạn. Nếu còn điều gì cần chúng tôi hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ qua hotline: 028 3551 3579.