Mối nối băng tải sau một thời gian sử dụng thường dễ bị bong, rách và làm gián đoạn đến quy trình sản xuất. Khi ấy, việc thay mới băng tải sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã tổng hợp được ra 3 phương pháp dán nối băng tải đơn giản, hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Cách 1: Dán bằng ghim
Đây là phương pháp dán nối băng tải giá rẻ, được thực hiện nhanh chóng và ứng dụng cao trong những trường hợp khẩn cấp. Đặc biệt phù hợp cho các loại băng tải cỡ lớn như băng tải vận chuyển than, đá, quặng, khoáng sản,.. hoặc những dây chuyền hoạt động với cường độ thấp, vật liệu nhẹ ( dăm gỗ, mùn cưa,..).
Quy trình thực hiện
Các bước thực hiện phương pháp dán nối băng tải bằng ghim cụ thể như sau:
Bước 1: Cắt vuông góc và phẳng hai đầu băng tải theo đúng chu vi.
Bước 2: Cố định loại ghim xương cá hoặc ghim 3 chân phù hợp vào 2 đầu băng tải.
Bước 3: Sử dụng chốt, then cài để kết nối 2 đầu băng tải lại.
Đánh giá ưu – nhược điểm
Ưu – nhược điểm của phương pháp dán nối băng tải bằng ghim:
Ưu điểm:
- Nhanh chóng, dễ thực hiện, giá thành rẻ.
- Khi dán nối không cần phải tháo dỡ máy móc.
Nhược điểm:
- Phương pháp này tạo ra những chỗ trống có thể làm rách băng tải.
- Làm giảm tuổi thọ, lực kéo, gây tiếng ồn và nhiều khi ảnh hưởng đến tốc độ của băng tải.
Cách 2: Dán nguội (Dán bằng keo)
Đây là phương pháp dán nối băng tải đơn giản và dễ dàng thực hiện mà không yêu cầu quá nhiều dụng cụ hỗ trợ. Bạn chỉ cần dùng những loại keo chuyên dụng như DEVCON Rflex 15565, Tiptop, Nilos TL70 hoặc SC 2000 để dán nối băng tải trực tiếp.
Quy trình thực hiện
Phương pháp dán nối băng tải bằng keo được hướng dẫn cụ thể qua từng bước dưới đây:
- Bước 1: Bóc tách lớp cao su bề mặt trước rồi tới các lớp bố vải một cách cẩn thận.
- Bước 2: Mài bỏ đi lớp keo cũ, vệ sinh sạch sẽ và lau thật khô bề mặt các lớp băng tải cần dán.
- Bước 3: Quét lên một lượng keo vừa đủ, dàn đều rồi để khô trong khoảng 20 – 30 phút. Thực hiện tương tự thêm một lần nữa.
- Bước 4: Căn dán ốp hai mặt băng tải trên phải thật bằng và thẳng nhau. Dùng búa cao su tán từ trong ra ngoài cho đến khi hết mối nối rồi ép chặt lại.
- Bước 6: Mài lại các điểm tiếp nối đầu cùng mép biên của băng tải. Sau cùng quét lại một lớp keo và để khô hoàn toàn mới được sử dụng.
Đánh giá ưu – nhược điểm
Đánh giá ưu – nhược điểm của phương pháp dán nối băng tải bằng keo:
Ưu điểm:
- Dán nối nhanh, dễ dàng thực hiện.
- Mối nối có tính thẩm mỹ cao, bền chắc, giúp gia tăng tuổi thọ của băng tải hơn so với mối nối bằng ghim.
- Mang lại độ kéo tốt, thời gian hoạt động bền bỉ và không gây ra tiếng ồn.
- Tiết kiệm chi phí, tính ứng dụng cao, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Đặc biệt là trong các nhà máy sản xuất gạch, ngói, nông nghiệp,… khi nguyên liệu tải không quá nặng.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn phương pháp dán nối băng tải bằng phụ kiện, tốn nhân công và thời gian thực hiện.
- Chất lượng mối dán phụ thuộc vào tay nghề kỹ thuật viên và việc sử dụng đúng loại keo dán.
Cách 3: Dán nóng (Dán lưu hóa)
Đây là phương pháp dán nối băng tải mang lại chất lượng tốt nhất nhưng cũng đòi hỏi cao về kỹ thuật, phụ liệu và thời gian hoàn thành lâu hơn. Tìm hiểu rõ hơn về quy trình nối cùng ưu – nhược điểm của phương pháp này qua phần nội dung sau
Quy trình thực hiện
Cách dán nối băng tải bằng phương pháp lưu hoá cao su được thực hiện cụ thể qua từng bước dưới đây:
- Bước 1, Bước 2, Bước 3, Bước 4: Thực hiện tương tự như bên phương pháp dán nguội.
- Bước 5: Phủ thêm một lớp cao su non, chờ khô rồi lặp lại một lần nữa.
- Bước 6: Ốp các bề mặt mối nối bên trên cho thật bằng và thẳng nhau. Sau đó đưa vào máy gia nhiệt để đảm bảo rằng lớp cao su kết dính được tốt nhất.
Đánh giá ưu – nhược điểm
Phương pháp dán nối băng tải bằng lưu hoá cao su có những ưu – nhược điểm bên dưới:
Ưu điểm:
- Đem lại chất lượng mối nối tốt nhất, độ bền cao giúp gia tăng tuổi thọ của băng tải.
- Mối nối không có khe hở nên hạn chế được tác động của môi trường xung quanh khi sử dụng ở ngoài trời.
- Tính thẩm mỹ cao, khó phát hiện được mối nối.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi kỹ thuật viên có tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm.
- Thời gian hoàn thành lâu hơn do phải chờ trong máy ép.
- Quá trình thực hiện dán nối cần phải sử dụng thêm cao su non, giấy chống dính cùng các vật tư chất lượng thì mới đảm bảo kết quả như ý.
Lời kết
Trên đây là top 3 phương pháp dán nối băng tải đơn giản và hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích giúp khách hàng lựa chọn được cách thức sửa chữa hiệu quả cho dây chuyền sản xuất của mình. Nếu cần tìm mua keo dán băng tải chất lượng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 028 3551 3579 hoặc truy cập trang web: https://multichem.com.vn/.