Thiết kế hệ thống băng tải thường bao gồm nhiều bộ phận và có cấu trúc phức tạp. Do đó, việc bảo trì băng tải sẽ gặp khá nhiều khó khăn hoặc thậm chí gây ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình sản xuất nếu được thực hiện chưa đúng cách. Để không phạm phải sai lầm đó, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.
Quy trình bảo trì băng tải đúng cách
Để thực hiện quy trình bảo trì băng tải đúng cách, bạn cần thực hiện tuần tự từng bước sau:
Bước 1: Kiểm tra kết cấu băng tải
Đây là bước cơ bản nhưng tuyệt đối không nên bỏ qua. Bởi yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền của băng tải. Cụ thể là cơ cấu căng giúp cho vị trí được điều chỉnh trên sự giãn dài theo thời gian của dây băng nhưng vẫn đảm bảo mức độ co giãn phù hợp. Nó thường sử dụng tại vị trí con lăn chủ động hoặc con lăn bị động.
Nếu kết cấu yếu có thể gây lệch, xoắn dây băng tải làm giảm năng suất khi vận hành của toàn hệ thống. Trong trường hợp phải vận chuyển hàng hóa tải trọng nặng thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng kẹt cứng, đứt rách hoặc chệch con lăn. Từ đó dễ khiến máy móc ngừng hoạt động giữa chừng hay thậm chí tạm dừng cả dây chuyền sản xuất.
Bước 2: Bôi trơn dầu mỡ cho động cơ
Việc bôi trơn dầu mỡ định kỳ có thể làm giảm ma sát, mài mòn và chống nóng động cơ rất tốt. Đây là một trong những bước bảo trì băng tải quan trọng nhất mà bạn cần ghi nhớ. Nó vừa giúp tăng lực kéo của băng tải, hạn chế áp lực cho toàn hệ thống vừa đảm bảo thiết bị luôn hoạt động ở trạng thái hoàn hảo.
Bạn nên kiểm tra và bôi trơn dầu mỡ cho động cơ định kỳ 1 tháng 1 lần. Nếu không sẽ gây ra nhiều sự cố hoặc làm hư hại các chi tiết, thiết bị hệ thống cơ khí. Chính vì thế mà chi phí sửa chữa cũng bị tăng thêm 30% mỗi năm.
Bước 3: Loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm
Băng tải được ứng dụng rộng rãi trong nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt khác nhau (bụi bẩn, hóa chất, đông lạnh,….) nên thường bị giảm tuổi thọ nhanh chóng. Để khắc phục tình trạng này hãy thiết kế các tấm chắn bảo vệ nhằm loại bỏ những tác nhân gây ô nhiễm, hỏng hóc cho hệ thống.
Bước 4: Kiểm tra dây băng tải
Sử dụng loại băng tải phù hợp sẽ giúp cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, đảm bảo dây luôn chạy đúng chính tâm và không bị vướng víu. Bên cạnh đó, bạn cũng dễ dàng điều chỉnh vận tốc một cách chính xác hơn.
Kiểm tra xem dây băng tải có đang bị lệch hay gặp vấn đề gì không. Nếu phải, bạn cần thực hiện việc sửa chữa ngay lập tức để dây chuyền sản xuất sớm hoạt động bình thường trở lại. Tiếp đến, tiến hành chạy thử băng tải bằng cách đặt một vài vật phẩm lên phía trên. Trong trường hợp các mặt hàng này chuyển động bị rời rạc, thiếu sự tập trung thì hãy sử dụng máng trượt khắc phục.
Bước 5: Bảo dưỡng và vệ sinh băng tải
Bước này có tầm quan trọng rất lớn đối với hiệu suất làm việc của băng tải. Cần tiến hành bảo dưỡng thường xuyên bằng cách loại bỏ các chất bụi, bẩn, mảnh vụn còn bám lại để tránh làm hư hỏng bề mặt, dây đai, chi tiết máy,… Sử dụng nước tinh khiết làm sạch băng tải trong quá trình vận hành. Hãy nhớ rằng bạn chỉ thực hiện việc vệ sinh chuyên sâu khi hệ thống đã ngừng hoạt động hoàn toàn. Cuối cùng, sau khi hoàn tất các bước kiểm tra và bảo dưỡng, hãy nhớ tháo tất cả dụng cụ, thiết bị ra khỏi băng tải.
Lời kết
Vậy là chúng tôi vừa hoàn thành xong bài viết về cách bảo trì băng tải đúng cách. Hy vọng những thông tin phía trên đã giúp ích thật nhiều cho bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc hay cần tư vấn thêm, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 028 3551 3579.