Tháp giải nhiệt là một hệ thống làm mát bằng nước phổ biến hiện nay. Nó được ứng dụng rộng rãi trong những ngành công nghiệp sản xuất, nhà máy điện, chế biến thực phẩm,… Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều độc giả chưa thực sự hiểu rõ tháp giải nhiệt là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng như thế nào? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay câu trả lời ở bài viết dưới đây.
Tháp giải nhiệt là gì?
Tháp giải nhiệt là một hệ thống làm mát dùng để giảm bớt phần nhiệt lượng dư thừa sinh ra từ nước hoặc thiết bị ra ngoài khí quyển. Nó mang lại hiệu quả cao hơn về mặt năng lượng và chi phí. Cơ chế hoạt động khá đơn giản, bạn có thể hiểu theo hai hướng sau:
- Một là tận dụng sự bay hơi của nước vào trong không khí để loại bỏ nhiệt. Phần nước còn lại được làm mát nhanh chóng.
- Hai là dựa vào quá trình trao đổi nhiệt với không khí.
Cấu tạo tháp giải nhiệt
Nhìn chung, tháp giải nhiệt có cấu tạo không quá phức tạp và thường sẽ bao gồm những bộ phận chủ yếu sau:
- Vỏ tháp: làm từ chất liệu thủy tinh giúp chống han gỉ và ăn mòn cao, các thanh sắt thì được tráng kẽm nên rất bền bỉ theo thời gian và chi phí bảo trì thấp.
- Tấm tản nhiệt: làm từ PVC, chức năng chính là phân chia nước. Thường được thiết kế theo dạng gợn sóng với tác dụng làm mát cho nguồn nước.
- Cánh quạt: làm từ hợp kim nhôm, động cơ của quạt hút cùng chiều ống thoát gió và có thể điều chỉnh lượng gió theo nhu cầu. Linh kiện này giúp tháp vận hành êm ái, không gây tiếng ồn lớn và tiết kiệm tối đa năng lượng cần sử dụng.
- Hệ thống động cơ: được thiết kế đặc biệt nhằm chống thấm nước, phương thức chuyển động bằng bánh răng. Độ an toàn cao, thao tác sử dụng đơn giản, dễ dàng bảo dưỡng, chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo công suất ổn định cho motor.
- Đế bồn: dùng để chứa nước nên kiểm tra định kỳ và vệ sinh sạch sẽ.
- Hệ thống phân nước: Thiết kế theo dạng đầu phun áp thấp, ống phun lớn giúp nước ít bị ứ đọng hơn.
- Tấm tản nước: được làm từ chất liệu PVC, khả năng cản gió tốt nên giảm thiểu sự thất thoát nước một cách đáng kể.
- Thiết bị chống ồn: làm giảm tiếng nước hiệu quả trong quá trình vận hành.
Phân loại tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt được chia thành 3 phân loại chính, cụ thể như sau:
- Tháp giải nhiệt không tuần hoàn
Tháp làm mát không tuần hoàn thường sử dụng nguồn nước từ những nơi có trữ lượng dồi dào và giá thành rẻ như ao, hồ, sông, suối. Do đó, bạn cần phải xử lý thật kỹ cáu cặn, phèn, tạp chất hay vi sinh vật gây hại trước khi đưa vào thiết bị.
- Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín
Đối với tháp giải nhiệt tuần hoàn kín, rất hiếm khi hoặc không có sự mất mát về nước. Tức là luôn tồn tại một lượng nước xác định trong đường ống. Bên cạnh đó, số nước cấp thêm sẽ dùng cho việc duy trì tính ổn định của hệ thống. Phần khí dư thừa lập tức được loại bỏ thông qua các bộ phận thông khí tự động.
Quy trình xử lý nước đầu vào cho hệ thống tuần hoàn kín đòi hỏi những giải pháp chống ăn mòn và ngừa vi sinh đạt hiệu quả cao. Để giải quyết vấn đề này, người ta sẽ sử dụng một lượng hóa chất xử lý vừa đủ lúc ban đầu. Sau đó tiến hành theo dõi chất lượng nước rồi mới bổ sung thêm nếu cần thiết nhằm duy trì theo nồng độ khuyến cáo.
- Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở
Đây là loại tháp giải nhiệt có tính ứng dụng cao nhất trong công nghiệp. Với hệ thống tuần hoàn hở, nước thường bị hao hụt do bay hơi nhưng sẽ được cấp bù một lượng tương đương. Chính vì thế mà chất lượng nước cũng thay đổi liên tục.
Do có dòng không khí đi qua tháp nên nước dễ hấp thụ oxy và nhiễm bụi bẩn. Ngoài ra, sau khi nước bay hơi thì các chất hòa tan vẫn còn đọng lại rồi nhanh chóng tích lũy cáu cặn. Đây là những nguyên nhân gây ra sự ăn mòn hay tắc nghẽn dòng chảy. Vì lẽ đó mà nước trong hệ thống tuần hoàn hở luôn cần được theo dõi và kiểm soát thường xuyên.
Ứng dụng của tháp giải nhiệt
Tháp Giải Nhiệt đang được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Tiêu biểu có thể kể đến như điện lạnh, sản xuất nhựa, thủy hải sản, luyện kim, dược phẩm, chế biến thực phẩm, đồ uống, rượu bia,…. Thiết bị đã mang đến nhiều lợi ích vượt trội giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, duy trì hoạt động sản xuất ổn định và nâng cao hiệu quả làm việc.
Lời kết
Trên đây là bài viết về Tháp giải nhiệt là gì? Tìm hiểu cấu tạo, phân loại và ứng dụng của thiết bị trong công nghiệp. Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp ích thật nhiều cho độc giả. Nếu còn điều gì cần chúng tôi giải đáp hay tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ qua hotline: 028 3551 3579.