Để hệ thống băng tải hoạt động ổn định, doanh nghiệp cần tính toán thiết kế hệ thống băng tải chính xác và phù hợp. Thiết kế hệ thống băng tải là giai đoạn đòi hỏi kỹ sư cần thực hiện tính toán từng bước rất tỉ mỉ. Bài viết sau đây chúng tôi xin chia sẻ quy trình các bước tính toán thiết kế hệ thống băng tải cơ bản và đơn giản nhất
Xác định hình dạng bề mặt của băng tải
Hình dạng của băng tải được xác định tùy thuộc vào hình dạng vật liệu mà băng tải vận chuyển. Đối với sản phẩm định hình, có trọng lượng tương đối, cố định, hình khối hộp …. thì nên phải sử dụng băng tải có bề mặt phẳng. Còn với những sản phẩm rời, vụn, các sản phẩm có kích thước hạt nhỏ, sản phẩm đổ trực tiếp lên máng … cần sử dụng băng tải có lòng máng để không bị trào ra hai bên.
Trên thực tế, với những sản phẩm rời, hạt nhỏ như trà hoặc cà phê … có thể sử dụng băng tải phẳng có vách để giải quyết vấn đề đổ tràn khi vận chuyển. Dạng bề mặt băng tải này phù hợp với những hệ thống có kích thước băng tải nhỏ không đủ điều kiện để tạo độ võng lòng máng như mong muốn
Tính toán thông số của hộp động cơ khi thiết kế hệ thống băng tải
Để chọn được động cơ phù hợp với hệ thống băng tải, người thiết kế cần tính toán các thống số rất phức tạp. Trong khuôn khổ bài viết này, Multichem xin giới thiệu sơ lược các bước tính toán như sau:
Bước 1: Tính toán tải trọng của băng tải
Bước 2: Tính toán tỉ số truyền của băng tải
Bước 3: Tính toán momen xoắn của động cơ
Bước 4: Tính toán công suất động cơ
Bước 5: Chọn động cơ phù hợp
Tính toán bản rộng của băng tải
Thông thường chiều rộng của băng tải phụ thuộc rất nhiều vào kích thước và trọng lượng của sản phẩm mà băng chuyền di chuyển, sản phẩm có kích thước càng lớn yêu cầu về độ rộng
Với những sản phẩm có biên dạng khối sử dụng băng tải phẳng, bề rộng của băng tải được tính dựa theo công thức: Kích thước lớn nhất của sản phẩm cộng thêm 20% chiều rộng
Còn với những hệ thống sử dụng băng tải hình máng việc tính toán rất phức tạp, chính vì thế người thiết kế có thể dựa trên các quy chuẩn được xác định sẵn. Bạn có thể tham khảo bảng thông số dưới đây:
Xác định loại dây băng tải
Để thiết kế hệ thống băng tải vận hành an toàn và trơn tru, người thiết kế cần xác định được loại dây phù hợp cho hệ thống của doanh nghiệp. Trên thị trường hiện nay gồm các loại băng tải phổ biến như: băng tải PVC, PU, dây cao su, băng tải nhựa, băng tải xích nhựa, băng tải xích lưới inox và băng tải chịu nhiệt. Một vài hệ thống đặc biệt không sử dụng dây băng tải mà sử dụng con lăn để dịch chuyển sản phẩm đó là băng tải con lăn tự do và băng tải con lăn truyền động.
Ưu điểm của các loại băng tải này là:
Băng tải PVC: Giá thành rẻ, dễ dàng lắp ráp, dễ bảo trì và thay thế
Băng tải PU: Có ưu điểm tương tự băng tải PVC nhưng vượt trội hơn ở điểm có thể sử dụng trong ngành thực phẩm và linh kiện điện tử
Băng tải xích nhựa: Ứng dụng phổ biến trong các ngành thực phẩm, rượu bia hoặc đóng chai lọ
Băng tải Inox: Chịu được nhiệt độ tốt, có khả năng tải nặng
Băng tải cao su: Làm việc tốt trong những môi trường khắc nghiệt, thường được ứng dụng trong các ngành khai khoáng, xi măng …
Tính toán góc nghiêng tối đa
Tính toán góc nghiêng là yêu cầu bắt buộc để hệ thống băng tải cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Góc nghiêng của hệ thống băng tải phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: độ ẩm, kích thước sản phẩm, bề rộng sản phẩm tải. Nếu tính toán không chính xác, sản phẩm tải rất có thể gặp những vấn đề như: Trôi ngược khi lên dốc hoặc đổ tải theo quán tính khi xuống dốc dẫn đến việc cấp liệu rất khó khăn
Đối với những hệ thống băng tải có hình lòng máng tải những sản phẩm rời dạng hạt, bột, xá … cần thêm gân V cho bề mặt băng tải. Mật độ gân càng dày càng giúp tăng khả năng chống trôi trượt sản phẩm
Sau đây Multichem xin giới thiệu bảng tham khảo góc nghiêng tối đa cho băng tải lên xuống dốc cho một số loại sản phẩm:
Thiết kế con lăn đỡ mặt băng tải
Đối với những hệ thống có đường tải dài và chiều rộng dây đai từ 0.5m trở lên, ru lô băng tải thường phải chịu một lực tải rất lớn đến từ ma sát của mặt dưới băng tải với mặt đỡ. Điều này dẫn đến hệ thống giảm năng suất, thiết bị nhanh chóng hư hại đặc biệt với những hệ thống sử dụng băng tải PVC rất dễ hư hại bề mặt dây đai
Để khắc phục hiện tượng này, chúng ta cần bổ sung thêm những con lăn chạy cùng với bàn đỡ. Những con lăn này giúp hệ thống băng chuyền hoạt động trơn tru, giảm ma sát dây đai và mặt đỡ giúp tăng năng suất làm việc và giảm nguy cơ hư hại thiết bị.
Tuỳ vào trọng lượng sản phẩm, chiều dài và bề rộng của dây đại mà người thiết kế có thể lựa chọn số lượng và đặt khoảng cách phù hợp. Thường khoảng cách của các con lăn sẽ cách nhau từ 0.7m – 1m
Trên đây là một vài bước cơ bản để thiết kế hệ thống băng tải cho doanh nghiệp. Mong rằng bạn đã có thể định hướng và tự thiết kế cho doanh nghiệp 1 hệ thống băng tải đơn giản. Đừng quên theo dõi chúng tôi qua trang chủ https://multichem.com.vn/ để đón đọc nhiều giải pháp công nghiệp hữu ích khác