Lò hơi hay nồi hơi là thiết bị không thể thiếu trong các ngành sản xuất công nghiệp hiện đại. Nó có khả năng chịu áp suất cực lớn biến nước thành hơi nhờ sử dụng nhiệt năng. Vậy làm sao để vận hành lò hơi đúng cách và đạt hiệu quả tối ưu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Kiểm tra lò hơi
Trước khi đi vào vận hành lò hơi, bạn cần thực hiện đúng các thao tác kiểm tra hệ thống. Nhiều người khá chủ quan trong việc này nên đã khiến cho thiết bị gặp khá nhiều trục trặc hoặc thậm chí ngưng hoạt động.
Vệ sinh và kiểm tra chung
Bạn sẽ tiến hành vệ sinh và kiểm tra tổng quan lò hơi. Cụ thể như sau:
- Vệ sinh, loại bỏ những vật cản, bụi bẩn rơi rớt xung quanh khu vực lò hơi.
- Kiểm tra hệ thống nguồn điện, điệp áp, đóng CB chưa?
- Kiểm tra lượng nước trong bể chứa cấp, nếu thiếu thì phải bổ sung ngay lập tức.
- Kiểm tra các loại chất đốt như: củi, trấu, than, đá,… có đủ dùng cho quá trình vận hành không?
- Kiểm tra mực nước an toàn trong lò. Xả bớt hoặc thêm vào cho tới khi đạt đến mức nước trung gian được đánh dấu trên ống thủy.
- Kiểm tra và dọn dẹp xỉ trong lò.
Kiểm tra các thiết bị đo lường
Các thiết bị đo lường cũng cần phải được kiểm tra trước khi vận hành lò hơi:
- Các van phải được đóng kín, đảm bảo đóng/mở dễ dàng.
- Kiểm tra những thiết bị đo lường xem có an toàn hay đạt yêu cầu không? Dựa vào vạch chỉ đỏ trên áp kế để nhận biết áp suất làm việc tối đa hoặc vạch chỉ đỏ trên ống thủy sẽ cho thấy mực nước trung gian và mực nước cao nhất là bao nhiêu.
- Kiểm tra xem các loại van, bơm, bình cấp nước, bể chứa nước, hệ thống đường ống đã được lắp đặt đúng kỹ thuật chưa?
- Điều chỉnh van an toàn tới mức áp suất phù hợp nhưng trong phạm vi cho phép.
- Kiểm tra toàn bộ lò hơi xem có hư hỏng hay cần thay thế phụ tùng gì không?
Các bước vận hành lò hơi
Vận hành lò hơi đòi hỏi điều kiện áp suất cao, sinh ra lượng nhiệt rất lớn. Chính vì thế mà người thực hiện cần phải tuân thủ các quy định, cẩn trọng và chú ý an toàn để tránh xảy ra những vấn đề nghiêm trọng cho bản thân. Sau đây là các bước thực hiện tuần tự trong quy trình:
- Bật công tắc nguồn cho tủ điện chính.
- Đưa chất đốt vào lò bằng tay hoặc ghi xích.
- Cấp nước vào lò đến mức thấp nhất.
- Xả và hút hết nước đọng.
- Đóng van cấp hơi chính.
- Mở van xả khí lò hơi.
- Bật quạt hút khói để thông gió và lùa hết lượng khí còn sót lại trong lò.
- Để bơm cấp nước chạy ở chế độ cấp liên tục.
- Mở van tái tuần hoàn làm mát bộ hâm nước.
- Nhóm lò.
- Cho quạt cấp dưới ghi xích và quạt cấp gió xiết trên ghi chạy.
- Tính thời gian nhiên liệu cháy gần hết để dùng ghi xích cấp thêm trấu vào lò.
- Khi áp suất hơi trong lò đạt 1 – 1.5 atm (atmosphere) thì phải tiến hành đóng van xả khí ngay lập tức.
- Vệ sinh ống thủy mỗi ngày một lần.
- Xoay đáy mỗi ca một lần khi khởi động lò hơi
- Đóng van tái tuần hoàn tại bộ phận hâm nước.
- Xoay mở nhẹ van cấp hơi chính để sấy hệ thống mang nhiệt trước khi mở hoàn toàn cho việc cấp hơi. Nếu đường ống hơi lớn hoặc đi xa thì tốc độ sấy phải tuân thủ theo quy định.
Những lưu ý quan trọng khi vận hành lò hơi
Để quá trình vận hành lò hơi ổn định và diễn ra suôn sẻ thì người thực hiện cần lưu ý những điều sau:
- Duy trì thông số hơi theo yêu cầu.
- Điều chỉnh lưu lượng hơi và quá trình đốt cháy nhiên liệu.
- Kiểm tra, theo dõi mực nước trong ống thủy cùng hoạt động của bộ cấp nước tự động.
- Thường xuyên quan sát áp kế xem áp suất hơi có nằm ở mức ổn định hay vượt quá trị số cho phép.
- Theo dõi lượng nước trong thùng cấp.
- Nước cấp cho bồn chứa của lò hơi phải đảm bảo chất lượng, không nhiễm tạp chất hay phèn gây hại.
- Lắp đặt thêm các thiết bị tận dụng nguồn nhiệt thải từ khói lò hơi. Bạn có thể xử lý theo cách sau:
- Làm nhiệt hơi bão hòa.
- Cung cấp nhiệt cho nước cấp giúp giảm thiểu nhiên liệu.
- Sử dụng nhiệt thải để sấy nóng không khí và dầu đốt.
Lời kết
Vậy là chúng tôi vừa hướng dẫn bạn quy trình vận hành lò hơi đúng chuẩn kỹ thuật. Hy vọng bài viết đã mang đến những nội dung hữu ích. Nếu còn điều gì thắc mắc, xin quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 028 3551 3579 để được tư vấn.